Top 8 tựa game bị cấm ở Việt Nam: Lý do thực sự là gì?

0
95

Việc một số tựa game bị cấm tại Việt Nam không phải là chuyện hiếm gặp, đặc biệt khi những trò chơi này vi phạm các quy định về nội dung, văn hóa và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Vậy đâu là những tựa game đã phải “dứt áo ra đi” khỏi thị trường Việt Nam và lý do đằng sau những quyết định này là gì? Hãy cùng Review Game Hay tìm hiểu ngay!

Purrfect Tale

Purrfect Tale bị cấm ở Việt Nam vì có chứa hình ảnh "Đường lưỡi bò" phi pháp trong bản đồ game

Purrfect Tale bị cấm ở Việt Nam vì có chứa hình ảnh “Đường lưỡi bò” phi pháp trong bản đồ game

Trò chơi nuôi mèo ảo Purrfect Tale của Trung Quốc đã bị cấm tại Việt Nam sau khi bị phát hiện chứa hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trong bản đồ game. Sự kiện này đã khiến cộng đồng game thủ Việt Nam vô cùng phẫn nộ, dẫn đến một làn sóng phản đối mạnh mẽ.

Các anh em game thủ không chỉ tràn vào fanpage của trò chơi để bày tỏ sự bất bình, mà còn đồng loạt để lại hàng ngàn đánh giá 1 sao trên Google Play và App Store, khiến điểm trung bình của game tụt xuống chỉ còn 2.8/5 với hơn 5.400 lượt đánh giá.

Dù nhà phát triển đã đưa ra thông báo xin lỗi và gỡ bỏ game khỏi các nền tảng trực tuyến nhưng cách xử lý tiếp theo lại gây thêm tranh cãi. Thay vì đối mặt với các ý kiến trái chiều, họ lựa chọn kiểm duyệt bằng cách xóa hàng loạt bình luận phản đối, đặc biệt là những bình luận liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia, càng làm gia tăng sự phẫn nộ từ cộng đồng game thủ.

Chuyến du lịch vòng quanh thế giới của bé gấu trúc

Chuyến du lịch vòng quanh thế giới của bé gấu trúc bị cấm tại Việt Nam vì chứa nội dung liên quan đến hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp

Chuyến du lịch vòng quanh thế giới của bé gấu trúc bị cấm tại Việt Nam vì chứa nội dung liên quan đến hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp

Chuyến du lịch vòng quanh thế giới của bé gấu trúc – một tựa game giáo dục nổi tiếng dành cho trẻ em, đã bị cấm tại Việt Nam sau khi bị phát hiện chứa nội dung liên quan đến hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp. Sự cố này đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong cộng đồng phụ huynh và người chơi tại Việt Nam.

Mặc dù trò chơi ban đầu được yêu thích nhờ lối chơi thân thiện, giáo dục và phù hợp với trẻ nhỏ, nhưng việc lồng ghép nội dung nhạy cảm đã khiến tựa game này không còn được chào đón. Đến ngày 16/11/2020, trò chơi “Chuyến du lịch vòng quanh thế giới của bé gấu trúc” đã hoàn toàn bị gỡ bỏ khỏi các nền tảng như App Store và Google Play tại Việt Nam, để lại không ít thất vọng cho người dùng.

Âm Dương Sư Mobile

Âm Dương Sư Mobile bị cấm do cố tình đưa vào bản đồ game hình ảnh sai lệch về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Âm Dương Sư Mobile bị cấm do cố tình đưa vào bản đồ game hình ảnh sai lệch về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Âm Dương Sư Mobile là tựa game nhập vai nổi tiếng do công ty NetEase (Trung Quốc) phát triển, từng gây sốt trong cộng đồng game thủ nhờ đồ họa tuyệt đẹp, cốt truyền thần thoại Nhật Bản hấp dẫn và lối chơi chiến thuật độc đáo. Tuy nhiên, do cố tình đưa vào bản đồ game hình ảnh sai lệch về chủ quyền biển đảo Việt Nam, Âm Dương Sư đã phải đối mặt với lệnh cấm phát hành tại thị trường nước ta từ ngày 16/10/2019.

Quyết định cấm phát hành Âm Dương Sư Mobile đã nhận được sự đồng tình của đông đảo người chơi tại Việt Nam. Mặc dù nhiều người yêu thích trò chơi nhưng không ai có thể chấp nhận việc xâm phạm đến chủ quyền quốc gia.

Chinh Đồ

Chinh Đồ bị cấm vì xuất hiện hình ảnh "Đường lưỡi bò" trong bản đồ

Chinh Đồ bị cấm vì xuất hiện hình ảnh “Đường lưỡi bò” trong bản đồ

Vào ngày 19/12, Công ty Vinagames (VNG) đã chính thức thông báo trên trang chủ về việc ngừng phát hành trò chơi Chinh Đồ tại Việt Nam. Quyết định này được đưa ra sau khi trò chơi bị các anh em game thủ phản đối mạnh mẽ vì xuất hiện hình ảnh “Đường lưỡi bò” trong bản đồ.

Cụ thể, trong bản đồ các bang hội của phiên bản “Anh hùng thập quốc”, một hình bản đồ nhỏ ở góc dưới bên phải đã cố tình bóp méo chủ quyền biển đảo Việt Nam khi đặt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào trong “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc.

Vụ việc đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng game thủ và mạng xã hội, khi nhiều người chơi khẳng định rằng hình ảnh biển Đông với “đường lưỡi bò” là không đúng sự thật và không thể chấp nhận được. Trước áp lực từ cộng đồng, VNG đã phải đưa ra quyết định khó khăn là gỡ bỏ thiết kế này và quyết định dừng vĩnh viễn trò chơi Chinh Đồ phiên bản 1.0 và 2.0.

Battlefield 4

Battlefield 4 có bản đồ online lấy bối cảnh ở quần đảo Hoàng Sa nhưng mô tả lại ghi là của Trung Quốc

Battlefield 4 có bản đồ online lấy bối cảnh ở quần đảo Hoàng Sa nhưng mô tả lại ghi là của Trung Quốc

Battlefield 4 là một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất, được phát triển bởi DICE và phát hành bởi Electronic Arts. Ra mắt vào năm 2013, game tiếp tục theo đuổi phong cách chiến tranh quy mô lớn với các trận chiến đa người chơi gay cấn.

Vào ngày 21/8/2013, tại sự kiện GamesCom, EA đã tổ chức một buổi họp báo giới thiệu các chế độ chơi của game bắn súng góc nhìn thứ nhất Battlefield 4. Trong đó, EA gây bất ngờ khi phát video demo về một màn chơi diễn ra tại quần đảo Hoàng Sa – Việt Nam, mà họ mô tả là thuộc Trung Quốc.

Thông tin về việc game vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam nhanh chóng lan truyền và gây phản ứng dữ dội. Nhiều game thủ yêu cầu EA chỉnh sửa và đề nghị cơ quan quản lý Việt Nam cấm phát hành trò chơi. Sau đó, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu cấp phát hành trò chơi này trên các nền tảng như Steam và các cửa hàng ứng dụng tại Việt Nam.

Identity V

Identity V bị cấm tại Vệt Nam vì game kinh dị này ảnh hưởng xấu đến người chơi, đặc biệt là giới trẻ

Identity V bị cấm tại Vệt Nam vì game kinh dị này ảnh hưởng xấu đến người chơi, đặc biệt là giới trẻ

Identity V là một trò chơi di động thuộc thể loại kinh dị sinh tồn, được phát triển bởi NetEase (Trung Quốc). Trò chơi xoay quanh cuộc điều tra của thám tử Orpheus về một vụ mất tích bí ẩn tại dinh thự Oletus. Khi điều tra sâu hơn, Orpheus phát hiện ra một trò chơi giết người kinh hoàng đang diễn ra tại đây.

Vào tháng 7 năm 2020, Identity V đã bị cấm tại Việt Nam sau khi có tin tức về một vụ giết người tại Nghệ An bị cho là có liên quan đến trò chơi này. Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh trò chơi có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của thủ phạm, sự việc đã dấy lên lo ngại trong cộng đồng về tác động tiêu cực của Identity V đối với tâm lý người chơi, đặc biệt là giới trẻ.

Để bảo vệ sức khỏe tâm lý cộng đồng, chính phủ Việt Nam đã quyết định ngừng phát hành trò chơi và yêu cầu các cửa hàng ứng dụng, nền tảng phân phối gỡ bỏ Identity V.

Hay Day

Hay Day có chứa các yếu tố nhạy cảm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ

Hay Day có chứa các yếu tố nhạy cảm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ

Hay Day là tựa game nông trại nổi tiếng của Supercell. Tưởng chừng là một trò chơi nhẹ nhàng, dễ thương nhưng Hay Day đã bị cấm tại Việt Nam do một số lý do liên quan đến các vấn đề pháp lý và chính trị.

Cụ thể, trò chơi này đã gặp phải vấn đề khi bị phát hiện chứa các yếu tố nhạy cảm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Việc trò chơi có chứa các hình ảnh, bản đồ hoặc nội dung không phù hợp với các quy định của Việt Nam đã dẫn đến quyết định ngừng phát hành.

Điều này có nghĩa là Hay Day sẽ không còn được hiển thị và tải xuống trên Google Play và App Store ở Việt Nam nữa, trừ khi người dùng thực hiện chuyển vùng tài khoản Google Play và App Store sang một quốc gia khác được hỗ trợ.

Clash of Clans

Clash of Clans bị cấm tại Việt Nam do một số lý do liên quan đến các vấn đề pháp lý

Clash of Clans bị cấm tại Việt Nam do một số lý do liên quan đến các vấn đề pháp lý

Clash of Clans là một trò chơi chiến lược di động phát triển bởi Supercell, nơi người chơi xây dựng và phát triển làng của mình, huấn luyện quân đội và tham gia vào các cuộc chiến với các game thủ khác. Mục tiêu chính là thu thập tài nguyên, nâng cấp công trình và chiến đấu để bảo vệ làng của bạn hoặc cướp tài nguyên từ những người chơi khác.

Việc Clash of Clans bị cấm tại Việt Nam đã từng gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng game thủ. Mặc dù không có thông báo chính thức và chi tiết từ phía nhà phát hành hoặc cơ quan quản lý, nhưng có thể suy đoán rằng quyết định này liên quan đến một số yếu tố như: việc chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý để hoạt động tại Việt Nam, những quy định ngày càng chặt chẽ của nhà nước đối với thị trường game online, và có thể cả những áp lực từ các sản phẩm game trong nước.

Kết luận

Mặc dù có những tranh cãi, nhưng việc cấm các tựa game không quân thủ quy định, phát lý và văn hóa ở Việt Nam là những quyết định cần thiết để xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh. Có tựa game nào trong danh sách trên khiến bạn cảm thấy nuối tiếc vì không còn được chơi nữa không? Hãy để lại ý kiến ở dưới phần bình luận nhé!

Để lại bình luận